Nguyễn Trọng Nhân: Từ tiếp viên hàng không đến HCV thể hình IFBB tại Hàn Quốc
Nam rapper Offset đã đệ đơn xin quyền giám hộ hợp pháp chung đối với 3 người con chung của cặp đôi, bao gồm con gái Kulture (7 tuổi), con trai Wave (4 tuổi) và con gái út mới 6 tháng tuổi (tên vẫn chưa được tiết lộ). Theo các tài liệu pháp lý do TMZ xem xét, Offset đồng ý rằng nơi ở chính của các con có thể ở nhà của Cardi B. Ngoài ra, Offset cũng đề nghị tòa án xác định rõ trách nhiệm chu cấp tài chính của mỗi bên đối với con cái. Đồng thời, anh cũng yêu cầu phân chia tài sản hôn nhân theo quyết định của tòa và mỗi bên tự chi trả phí pháp lý của mình.Năm 2024, Cardi B thông báo mang thai vào ngày 1.8, chỉ một ngày sau khi cô chính thức đệ đơn ly hôn với thành viên nhóm Migos. Trước đó, cô từng nộp đơn ly hôn vào tháng 9.2020, nhưng 2 tháng sau đó đã rút lại quyết định.Một đại diện của Cardi B chia sẻ với tạp chí People vào tháng 7.2024 rằng "lần đệ đơn này không liên quan đến tin đồn ngoại tình của Offset mà thực tế đã được cân nhắc từ lâu".Một người bạn thân của Cardi B cũng tiết lộ với People rằng đây là điều mà cả hai đã bàn bạc và suy nghĩ trong một khoảng thời gian dài."Không phải kiểu cô ấy đột nhiên thức dậy vào một ngày, xảy ra chuyện gì đó rồi quyết định ly hôn ngay. Cardi đã rất bình tĩnh với mọi chuyện và cô ấy tập trung vào các con của mình. Hơn nữa, cô ấy đang rất hào hứng chào đón đứa con mới và tiếp tục với âm nhạc, vì vậy cuộc sống của cô ấy thực sự khá ổn", nguồn tin cho biết.Tuy nhiên, nguồn tin này cũng nhấn mạnh rằng mâu thuẫn giữa hai nghệ sĩ đã tồn tại ít nhất trong một năm trở lại đây.Dù ban đầu cả hai giữ thái độ hòa nhã, Cardi B thậm chí còn công khai khen ngợi Offset là một người cha tốt, nhưng mọi thứ đã trở nên căng thẳng. Những màn đấu tố giữa họ dần lan rộng trên mạng xã hội, với những lời lẽ công kích gay gắt.Offset từng tố cáo Cardi B là "độc thân và khốn khổ", khiến nữ rapper đáp trả: "Tôi chẳng bận tâm đến mấy con nhỏ mà anh ngủ cùng, nhưng cứ hễ tôi nói chuyện với ai thì anh lại nhắn tin và nói xấu tôi".Công ty sản xuất vàng mã duy nhất trên sàn chứng khoán trả cổ tức khủng
Liên quan đoạn clip phản ánh tình trạng lạm thu tại một trường học trên địa bàn, ngày 28.2, một lãnh đạo UBND H.Cái Nước (Cà Mau) cho biết, UBND huyện đang khẩn trương thành lập tổ xác minh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.Tổ xác minh do lãnh đạo Phòng GD-ĐT H.Cái Nước làm tổ trưởng. Tổ sẽ xác minh việc một giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản (xã Thạnh Phú, H.Cái Nước) đăng clip lên mạng xã hội tố trường này thu nhiều khoản không hợp lý đối với học sinh.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lâm Việt Bắc, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, xác nhận người xuất hiện trong clip tố trường lạm thu là ông N.T.G, giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của trường. Đồng thời, ông Bắc cho rằng, giáo viên tố cáo trường có những vấn đề chưa đúng bản chất.Đối với việc trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, hiệu trưởng lý giải, phần mềm edu không chỉ đơn thuần hỗ trợ liên lạc giữa nhà trường với phụ huynh mà còn quản lý học sinh, có nhiều tiện ích cho trường, phụ huynh và học sinh. Phần mềm này không chỉ thực hiện trên Zalo là được. "Trước mình ghi điểm sổ, lấy máy tính cộng thủ công, giờ chỉ nhập điểm, nhập kết quả đánh giá vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động đánh giá, xuất phiếu liên lạc điện tử, học bạ điện tử ... trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm gửi thông tin về cho phụ huynh. Đây không đơn thuần là tin nhắn nhắc nhở của nhà trường đến phụ huynh. Trường đã họp xin ý kiến phụ huynh, được phụ huynh đồng tình mới thu" ông Bắc giải thích thêm.Đối với việc thu tiền giấy thi, giấy kiểm tra, theo ông Bắc, hiện nay đề thi theo Chương trình GDPT 2018, bài thi có phần trắc nghiệm với rất nhiều câu hỏi, nên đề dài, phải photo ra để học sinh thuận tiện, đỡ mất thời gian chép đề và cũng được sự thống nhất của phụ huynh học sinh.Còn việc tổ chức sinh nhật, lễ 20.11 hoặc 8.3 cho giáo viên, nhà trường không có chủ trương thu quỹ của học sinh, mà một số học sinh trong lớp mến thầy, tự góp tiền tổ chức cho thầy cô.Như Thanh Niên đã thông tin, mạng xã hội xuất hiện clip của người tự xưng là N.T.G, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản, phản ánh nhà trường thu nhiều khoản không hợp lý từ phụ huynh học sinh.Theo nội dung clip, trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, trong khi những thông tin này có thể thực hiện miễn phí qua nhóm Zalo. Ngoài ra, trường còn thu 40.000 đồng/học sinh/năm cho giấy thi, giấy kiểm tra, giấy nháp, trong khi các khoản này đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí. Giáo viên trên cũng nhấn mạnh rằng nhà trường không có quyền giữ tiền của học sinh hay thu tiền mua quà tặng giáo viên vào ngày 20.11.Ngoài ra, clip còn đề cập đến các khoản thu như quỹ lớp, tiền sinh nhật thầy cô, tiền tổ chức ngày 8.3, liên hoan cuối năm… Người phản ánh ước tính tổng số tiền trường thu sai có thể lên đến hơn 200 triệu đồng.Sau khi clip xuất hiện, lãnh đạo Phòng GD-ĐT H.Cái Nước đã trực tiếp làm việc với cá nhân giáo viên tố nhà trường. Đồng thời, phối hợp Công an xã Thạnh Phú theo dõi, xử lý việc giáo viên đưa thông tin phản ánh lên mạng xã hội.Trước sự việc trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo UBND H.Cái Nước chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo cụ thể về nội dung phản ánh. Đồng thời, tỉnh yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định nếu phát hiện sai phạm.
Loạt thị trường khách quốc tế đến Việt Nam tăng 'khủng'
Tại hội nghị, Đoàn kiểm tra số 1913 đã công bố quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra đối với Quân ủy T.Ư. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề: tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Kết luận số 121-KL/TW về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới.Cạnh đó, là việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35; việc quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; việc thực hiện Kết luận số 123-KL/TW về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.Việc kiểm tra bảo đảm dân chủ, khách quan; đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng được kiểm tra.Phát biểu tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, qua công tác nắm tình hình, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra nhằm đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm (nếu có) của Quân ủy T.Ư về các nội dung kiểm tra; hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh; nhân rộng những mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, bảo đảm các tổ chức đảng quán triệt đầy đủ, sâu sắc các chủ trương lớn của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tổ chức thực hiện thống nhất, đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.Ông Nguyễn Duy Ngọc đề nghị Quân ủy T.Ư và các đơn vị được kiểm tra phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện, cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu trong quá trình kiểm tra; chủ động bố trí thời gian làm việc thích hợp để đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Thống nhất với nội dung kiểm tra, đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, trong thời gian qua, Quân ủy T.Ư, Thường vụ Quân ủy T.Ư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả, gắn với trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ. Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn đoàn kiểm tra tiếp tục phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ, hướng dẫn để Quân ủy T.Ư hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
S-Race Hải Phòng: Đường chạy kết nối
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.